Redsunland.vn – Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào “sân chơi” mới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về FTA và liệt kê những FTA Việt Nam đã tham gia.
Redsunland.vn – Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào “sân chơi” mới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về FTA và liệt kê những FTA Việt Nam đã tham gia.
Hiệp định thương mại tự do (FTA – Free Trade Agreement) là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia trong đó các quốc gia thỏa thuận về các nghĩa vụ nhất định tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh vực khác. Nói một cách dễ hiểu, FTA là một thoả thuận giữa hai hoặc nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản về thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên với nhau.
FTA có thể mang nhiều tên gọi khác nhau như Hiệp định Đối tác Kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định Thương mại Khu vực (Regional Trade Agreement) … nhưng bản chất đều là thoả thuận hướng tới sự tự do hoá thương mại giữa các thành viên.
Thành viên của các FTA có thể là các quốc gia (Việt nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ…) hoặc các khu vực thuế quan độc lập (Liên minh châu Âu, Hồng Kông Trung Quốc…). Do đó, các FTA có thể là song phương (02 thành viên) hoặc đa phương/ khu vực (nhiều hơn 02 thành viên). Phạm vi “thương mại” trong các FTA được hiểu theo nghĩa rộng, có thể bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh sinh lời, trong đó có thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và các vấn đề khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương mại (sở hữu trí tuệ, mua sắm công, lao động, môi trường…).
Những nội dung chính thường có trong 1 FTA gồm:
Những quy định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Theo đó, mỗi quốc gia tham gia ký thỏa thuận FTA đều phải cam kết cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan. Đồng thời, cho phép các hàng hóa dịch vụ giữa các nước thành viên được xuất nhập khẩu.
Quy định về quy tắc xuất xứ. Đây là quy định hết sức quan quan trọng và không thể thiếu trong FTA. Mỗi loại hàng hóa dịch vụ khác nhau sẽ có những quy định về việc mức cắt giảm thuế khác nhau. Những mặt hàng được sản xuất ở các nước tham gia vào thỏa thuận FTA sẽ được nhận ưu đãi lớn hơn những mặt hàng sản xuất ở các nước khác.
Khi tham gia đàm phán ký kết FTA, các quốc gia và tổ chức cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Đảm bảo sự công bằng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia: Cần xét một cách cẩn thận về tình hình kinh tế của mỗi nước để có thể đưa ra các hoạt động thỏa thuận một cách công bằng nhất.
Phải tạo được cơ hội phát triển mới: Nắm bắt được các mặt cơ hội thách thức cũng như mặt thuận lợi khó khăn để việc đàm phán đạt được hiệu quả cao nhất. Từ đó, góp phần làm tăng mặt hàng xuất nhập khẩu và thu hút được các nguồn đầu tư của nước ngoài khác.
Việc tuân thủ các nguyên tắc trong FTA được xem là bước đệm và là việc làm cần thiết để cho các nước có thể cập nhật và nắm bắt thông tin một cách dễ dàng. Từ đó cùng nhau đầu tư phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
“FTA thế hệ mới” là thuật ngữ mang tính tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hoá thương mại hàng hoá như: FTA Việt Nam – EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP); các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia – Hoa Kỳ (AUSFTA)…
Sự khác biệt giữa FTA truyền thống và FTA thế hệ mới:
Theo số liệu của Trung tâm WTO và Hội nhập, tính đến tháng 5/2023, trong số các hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia, có 15 FTA đã có hiệu lực, 1 FTA đã hoàn tất đàm phàn và 3 FTA đang đàm phán.
Các FTA đã có hiệu lực và đang trong quá trình đàm phán được giới thiệu khái quát trong bảng sau:
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA): là một FTA đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. AFTA được ký năm 1992 tại Singapore. Ban đầu có 6 nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi chung là CLMV) tham gia AFTA khi được kết nạp vào ASEAN. Khu vực mậu dịch tự do là một hình thức liên kết quốc tế nhằm xây dựng và hình thành thị trường thống nhất tạo nền tảng kết nối và phát triển kinh tế khu vực. Những nước thuộc khu vực mậu dịch tự do sẽ được giảm hoặc xóa bỏ những rào cản thuế quan khi muốn đưa hàng hóa vào nước bạn Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP): (còn được gọi là ASEAN+6) được ký kết ngày 15/11/2020 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2022 đối với Brunei Darussalam, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand; vào ngày 1/2/2022 đối với Hàn Quốc; và vào ngày 18/3/2022 đối với Malaysia. Đây cũng là FTA lớn nhất thế giới khi đóng góp tới 30% GDP toàn cầu. Theo cam kết chung, RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Isarel (VIFTA): được bắt đầu khởi động đàm phán từ ngày 02/12/2015, vừa kết thúc đàm phàn vào ngày 02/04/2023. Sau 7 năm với 12 phiên đàm phán, hiệp định đã được ký kết vào ngày 25/7/2023. Israel là quốc gia đầu tiên tại khu vực Tây Á mà Việt Nam ký kết FTA và Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Nam á mà Israel ký kết.
Các Hiệp định đang trong quá trình đàm phán gồm:
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Khối EFTA (VN-EFTA): bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 5/2012 và đang được đẩy nhanh tiến trình đàm phán để sớm đi đến ký kết.
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Canada: đã được tái khởi động đàm phán tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN-Canada (AEM) lần thứ 10 diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 17/11/2021.
Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (2022), truy cập ngày 03/07/2023, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/so-tay-fta.html
Trịnh Tường Khiêm, Phạm Thị Hải Vân, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2023), “Kinh tế Việt Nam khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và một số định hướng hoàn thiện”, https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-te-viet-nam-khi-gia-nhap-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-va-mot-so-dinh-huong-hoan-th.htm
Trên đây, Redsunland đã cung cấp các nội dung tổng quan về FTA cũng như các FTA mà Việt Nam đang tham gia, hy vọng có thể mang tới những thông tin hữu ích tới quý độc giả. Xem thêm các bài viết khác tại đây.
Nợ chính phủ toàn cầu dự kiến đạt 97,1 nghìn tỷ USD, tăng 40% kể từ năm 2019. Vậy công quốc gia là gì? Những quốc gia nào nợ công nhiều nhất? Và Việt Nam đứng bao nhiêu trong danh sách nợ công? Các thông tin này sẽ được cung cấp chi tiết trong bài viết.
Nợ công quốc gia là khoản nợ của quốc gia với người cho vay bên ngoài quốc gia
Nợ công quốc gia ( tiếng Anh là Public Debt) là số tiền mà một quốc gia mượn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để chi trả cho các hoạt động và dự án của chính phủ. Có một số nguyên nhân dẫn đến việc tăng nợ công, bao gồm chi tiêu chính phủ vượt quá thu nhập thuế thu được, chi trả cho các chương trình xã hội, và chi tiêu quốc phòng..
Nợ công quốc gia là tích lũy về sự thâm hụt ngân sách quốc gia mỗi năm, là kết quả nhiều năm ngân sách quốc gia chi tiêu nhiều hơn so với nhận được từ thu thuế.
Mức độ nợ công của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe kinh tế của quốc gia đó. Một mức nợ cao có thể gây ra các vấn đề như cản trở sự tăng trưởng kinh tế, tăng lãi suất, và giảm khả năng của chính phủ để chi tiêu cho các chương trình quan trọng khác. Để đối phó với nợ công, các quốc gia thường áp dụng các biện pháp như tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, hoặc tăng cường nỗ lực tăng trưởng kinh tế để tăng thu nhập.
Nợ công Chính phủ trong đó có: Nợ do phát hành công cụ nợ; Nợ do ký kết thỏa thuận vay trong và ngoài nước; Nợ ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh trong đó có: Nợ doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh; Nợ ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.
Nợ chính quyền địa phương trong đó có: Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; Nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính tỉnh, ngân quỹ nhà nước, vay khác theo quy định của pháp luật.