Sự phát triển của Công nghệ thông tin (CNTT) hay IT (Information Technology) đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và thay đổi cách con người làm việc, học tập và giải trí. Tuy nhiên, để hiểu rõ về CNTT hơn, chúng ta hãy nhìn lại quá trình phát triển của nó qua từng thời kỳ nhé.
Sự phát triển của Công nghệ thông tin (CNTT) hay IT (Information Technology) đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và thay đổi cách con người làm việc, học tập và giải trí. Tuy nhiên, để hiểu rõ về CNTT hơn, chúng ta hãy nhìn lại quá trình phát triển của nó qua từng thời kỳ nhé.
Là một trong những ngành nghề “hot” kể cả ở hiện tại hay trong tương lai, CNTT có gì mà nhiều người lại lựa chọn theo học và làm việc:
– Cơ hội việc làm: Công nghệ thông tin hiện nay đang là một trong những ngành được Việt Nam chú trọng đầu tư, phát triển. Với sự phát triển từng ngày thì gần như các từ các tổ chức của nhà nước hay các doanh nghiệp tư nhân đều cần đến những thợ IT lành nghề, đặc biệt là trong mảng an ninh mạng.
– Thu nhập hấp dẫn: Mức lương của các ngành nghề khác thường có sự tương đồng về số năm làm việc và kinh nghiệm của nhân viên nhưng công nghệ thông tin thì không như vậy. Mức lương của dân IT được trả sẽ phụ thuộc vào cường độ công việc hay một phần mềm, ứng dụng, website,… mà họ đã tạo ra. Mức lương trung bình của một lập trình viên tập sự hiện nay thường dao động từ 500-1000 USD và dao động từ 900-2000 USD đối với lập trình viên có nhiều kinh nghiệm hơn.
– Công việc không nhàm chán: CNTT là ngành có tốc độ phát triển chóng mặt nên sẽ liên tục có những đổi mới và cập nhật. Vì vậy người làm CNTT sẽ không bao giờ lo nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại một công việc liên tục và nhiều lần, thay vào đó họ sẽ rất bận rộn và được làm việc với những cải tiến mới.
– Có thể làm thêm khi còn là học viên, sinh viên: Người học CNTT có thể bắt tay kiếm tiền bằng những gì mình đã được học ngay từ khi còn đang đi học. Nếu làm tốt, họ có thể kiếm được mức thu nhập tốt và ổn định, cơ hội trở thành nhân viên chính thức cũng cực kỳ cao.
Sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã mở ra nhiều cơ hội phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu trong công việc, những cá nhân có ý định theo đuổi ngành này cần trang bị cho mình kiến thức và chuyên môn thật chắc chắn cùng những kỹ năng cần thiết. Với hệ sinh thái giáo dục toàn diện, BKAPGROUP sẵn sàng là địa chỉ tin cậy để các học viên CNTT đặt trọn niềm tin, đồng hành cùng phát triển cả chuyên môn lẫn kỹ năng sống, cùng nhau kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng.
BKAPGROUP, Đào tạo công dân số – Kiến tạo xã hội công nghệ. Diễm Hương (TH)
Công nghệ thông tin (CNTT) là một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại, là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia. Nhiều nước đã vươn lên dẫn đầu trong việc phát triển và ứng dụng CNTT, tạo nên những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Bài viết này, Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu sẽ giúp bạn khám phá sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và những quốc gia có ngành công nghệ phát triển mạnh mẽ nhất.
Phát triển CNTT là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới (Ảnh: Internet)
Dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm gần đây tại Việt Nam, các chuyên gia dự đoán ngành này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2023. Những lĩnh vực CNTT sẽ lên ngôi là: Công nghệ 5G, điện toán đám mây (Cloud Computing), IoT (Internet vạn vật), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), trải nghiệm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR),… Những công nghệ này đang dẫn dắt, hỗ trợ lẫn nhau trong hệ sinh thái công nghệ số không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trong đó một số biến động được dự báo sẽ là cú huých mạnh mẽ trong tương lai, có thể kế đến như:
– Sự thống trị của phần mềm Hiện nay, phần mềm đang đóng một vai trò đặc biệt thiết yếu trong tất cả các hoạt động CNTT, hầu như tất cả những công việc mà chúng ta thực hiện trên máy tính hàng ngày đều thông qua các phần mềm chuyên dụng. Lĩnh vực phần mềm sẽ có những bước chuyển đổi hết sức mạnh mẽ bởi chúng có khả năng hỗ trợ hầu hết tất cả các ngành nghề từ công nghiệp, kinh tế, giáo dục, thể thao, giải trí, dịch vụ,… Trong tương lai, phần mềm sẽ thống trị toàn bộ thế giới công nghệ, đặc biệt là các phần mềm tự động. Đây là một viễn cảnh hoàn toàn có khả năng cao sẽ xảy ra trong thực tế.
– Các ứng dụng có mã nguồn mở có khả năng chi phối toàn bộ Các sản phẩm mã nguồn mở có khả năng tái cấu trúc sẽ hỗ trợ tối đa cho sự lên ngôi của các phần mềm. Nó giúp quá trình tiến hóa của các loại phần mềm trở nên dễ dàng hơn khi mà các lập trình viên chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đều có thể chỉnh sửa để tối ưu hóa sản phẩm. Ngày nay, mã nguồn mở đang dần chứng tỏ được vị trí của mình, không chỉ đơn giản là một phương án để thay thế với mức chi phí thấp mà còn là sự đổi mới trong cách thức vận hành.
– Sự nở rộ của các công ty phần mềm phát triển dựa trên mã nguồn mở Việc phát triển của mã nguồn mở như đã bàn luận ở trên chắc chắn sẽ là động lực để các công ty, tổ chức, doanh nghiệp thành lập những đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để cải tiến, nâng cấp các phần mềm sẵn có thành một phần mềm của riêng họ với đầy đủ các tính năng vượt trội hơn phần mềm gốc và kiếm về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Đây có thể là miếng bánh vô cùng béo bở kéo theo sự ra đời của hàng loạt các công ty phần mềm.
Những dự đoán trên chưa chắc 100% khả năng xảy ra nhưng nhìn nhận vào thực trạng sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm gần đây, ta có thể khẳng định, chúng có tỷ lệ và khả năng rất cao sẽ xảy ra trong tương lai.
Hiểu đơn giản, công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là việc sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, lưu truyền và thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết. Mục đích của khối ngành khoa học tổng hợp này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới, sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền tảng khác nhau.
Theo đuổi ngành CNTT, người học sẽ được đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu về: Kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông, an toàn thông tin mạng,… Bên cạnh đó, người học còn được trang bị những kiến thức chuyên ngành liên quan đến kỹ năng nghiên cứu và phát triển phần mềm cùng với việc gia công, ứng dụng những mảng kiến thức về thiết kế, cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính, các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính,…
Ngoài ra, mỗi một IT đều cần trang bị cho mình những kỹ năng khác như: Kỹ năng tư duy logic, tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… đây cũng là những kỹ năng cần thiết để người học, người làm IT phát huy được hết khả năng, tố chất tiềm ẩn của mình.
Tại Việt Nam, công nghệ thông tin là ngành có sự phát triển vô cùng nhanh chóng. Năm 2000, lĩnh vực này chỉ chiếm 0,5% GDP của cả nước. Nhưng đến năm 2022, kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử và phần cứng của ngành này đạt 136 tỷ USD, xuất siêu 26 tỷ USD so với năm 2021.
Về trình độ năng lực làm việc, Việt Nam đứng top 10 trong xếp hạng thế giới khảo sát lập trình viên tốt nhất và top 2 trong xếp hạng thế giới về khảo sát Freelancer tốt nhất, theo báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2023. Mức thu nhập dành cho lập trình viên rơi vào khoảng từ 600 – 1000 USD/ tháng với bậc Junior và từ 1500 đến 1600 USD/ tháng với bậc Senior.
Từ những con số này, bạn có thể thấy sự phát triển của công nghệ thông tin tại Việt Nam đang diễn ra rất tích cực. Tuy nhiên, lĩnh vực này đang gặp phải một vấn đề là thiếu nguồn lực để vận hành. Trong giai đoạn 2024 – 2025, nước ta được dự đoán sẽ thiếu khoảng 170 đến 200 nghìn nhân sự công nghệ thông tin mỗi năm.