Quận Hai Bà Trưng nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có địa giới hành chính:
Quận Hai Bà Trưng nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có địa giới hành chính:
☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Hà Nội
🔴 MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:
Hai Bà Trưng là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Quận Hai Bà Trưng nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:
Quận có diện tích 9,2 km². Dân số năm 2018 là 318.000 người.
Quận Hai Bà Trưng nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương, một số tổng của huyện Thanh Trì và vùng thái ấp của thượng tướng Trần Khát Chân từ Ô Cầu Dền (đầu đường Trần Khát Chân) đi xuống hết Bạch Mai, tới các phường có tên Mai (Mai Động, Tương Mai nay thuộc quận Hoàng Mai).
Trước năm 1961, địa bàn quận cùng với Bạch Mai, Mai Động, Hoàng Mai đều thuộc khu vực nội thành Hà Nội và quận VII.
Năm 1961, địa bàn quận trở thành khu Hai Bà Trưng.
Tháng 6 năm 1981, khu phố Hai Bà Trưng chuyển thành quận Hai Bà Trưng, gồm 22 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy.
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập phường Mai Động trên cơ sở thôn Mai Động và xóm Mơ Táo của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì.[4]
Ngày 14 tháng 3 năm 1984, chia phường Giáp Bát thành 2 phường: Giáp Bát và Tân Mai.[5]
Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về quận Hai Bà Trưng quản lý và chuyển thành phường Hoàng Văn Thụ.
Đầu năm 2003, quận Hai Bà Trưng có 25 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Lê Đại Hành, Mai Động, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Tân Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy.
Tháng 1 năm 2004, 5 phường: Tương Mai, Tân Mai, Mai Động, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ chuyển sang trực thuộc quận Hoàng Mai[6]
Đến cuối năm 2019, quận Hai Bà Trưng có 20 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.
Ngày 1 tháng 3 năm 2020, sáp nhập phường Bùi Thị Xuân và một phần diện tích và dân số của phường Ngô Thì Nhậm vào phường Nguyễn Du; sáp nhập phần còn lại của phường Ngô Thì Nhậm vào phường Phạm Đình Hổ.[7]
Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập phường Đống Mác vào phường Đồng Nhân; sáp nhập phường Quỳnh Lôi vào phường Bạch Mai; giải thể phường Cầu Dền, địa bàn sáp nhập vào các phường Bách Khoa và Thanh Nhàn.[8]
Quận Hai Bà Trưng có 15 phường như hiện nay.
Quận Hai Bà Trưng có 15 phường trực thuộc, gồm: Bách Khoa, Bạch Đằng, Bạch Mai, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.
Các trường Đại học và Trường THPT, Trung học cơ sở nằm trên địa bàn quận.
Các phường phía nam quận Hai Bà Trưng là những nơi có những khu tập thể được xây dựng từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20 như khu tập thể Nguyễn Công Trứ, khu tập thể Quỳnh Mai, khu tập thể Trương Định, khu tập thể Bách Khoa...
Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận gồm: tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Hoàng Mai); trong đó tuyến số 3 đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Hoàng Mai) và tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.
Hiện nay, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Đầm Trấu (phường Bạch Đằng), khu đô thị cao cấp Times City, khu đô thị Green Pearl 378 Minh Khai (đều nằm trên địa bàn phường Vĩnh Tuy)...
Từ đường Trần Khát Chân, đoạn cuối phố Lò Đúc, đến phố Minh Khai, chạy hai bên bờ sông Kim Ngưu, gọi là Đông Kim Ngưu và Tây Kim Ngưu, mỗi bên chỉ có một dãy nhà cho đến cầu Mai Động.
Tên phố Kim Ngưu được đặt tháng 10/1986, lúc đầu chỉ ở bên bờ tây, số chẵn. Tháng 1/2002 chính thức đặt tên phía bờ đông sông Kim Ngưu là số lẻ của đường này.
Đoạn phố mở đi qua đất làng Thanh Nhàn- phường Thanh Nhàn được gọi là Tây Kim Ngưu, từ số nhà 2 đến số 176.
Thực ra con sông nằm giữa hai phố Kim Ngưu không phải là sông Kim Ngưu như sử sách cổ đã ghi. Đoạn sông thẳng tắp nay gọi là sông Kim Ngưu- từ ô Đống Mác đến đền Lừ - chỉ là một con ngòi nhỏ là nơi mà dân làng Lạc Trung thả rau muống và mới đào thẳng vào năm 1961- 1962.
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Quận Hoàn Kiếm bao xa? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Quận Tây Hồ bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Quận Long Biên bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Quận Cầu Giấy bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Quận Đống Đa bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Quận Hoàng Mai bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Quận Thanh Xuân bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Sóc Sơn bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Đông Anh bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Gia Lâm bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Quận Nam Từ Liêm bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Thanh Trì bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Quận Bắc Từ Liêm bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Mê Linh bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Quận Hà Đông bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Thị xã Sơn Tây bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Ba Vì bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Phúc Thọ bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Đan Phượng bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Hoài Đức bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Quốc Oai bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Thạch Thất bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Chương Mỹ bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Thanh Oai bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Thường Tín bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Phú Xuyên bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Ứng Hòa bao xa ? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Huyện Mỹ Đức bao xa ? >>> XEM NGAY
Trên đây là những thông tin mà top7vietnam muốn chia sẽ cho các bạn về thông tin của Quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
[wpsm_titlebox title=”Xem thêm bản đồ các quận huyện Hà Nội” style=”1″]
[wpsm_list type=”star” hover=”1″ gap=small]
Phố Kim Ngưu dài 2.875m, rộng 10m.
Phố Kim Ngưu dài 2.875m, rộng 10m.
Từ đường Trần Khát Chân, chỗ cuối phố Lò Đúc, đến phố Minh Khai, chạy hai bên bờ sông Kim Ngưu, gọi là Đông Kim Ngưu và Tây Kim Ngưu, mỗi bên chỉ có một dãy nhà cho đến cầu Mai Động.
Phố mới mở trên đất các làng Thanh Nhàn, Trung Chí, Yên Lạc, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Bên bờ đông có các ngõ 203 sang phố Lạc Trung, ngõ 161 và ngõ 20 vào làng Thanh Nhàn. Bờ tây có ngõ 21, 23 và những lối vào khu tập thể Dệt 8-3, Quỳnh Mai.
Phố Kim Ngưu nay thuộc các phường Thanh Lương, Thanh Nhàn, Quỳnh Mai, Mai Động, Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng.
Tên đường đặt tháng 10/1986, lúc đầu chỉ ở bên bờ tây, số chẵn. Tháng 1/2002 chính thức đặt tên phía bờ đông sông Kim Ngưu là số lẻ của đường này.
Thực ra con sông nằm giữa hai phố Kim Ngưu không phải là sông Kim Ngưu như sử sách cổ đã ghi, dài tới 80 dặm, ví dụ Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Sông Kim Ngưu xưa thông với hồ Tây, sau bị lấp bồi dần, nay (tức thời gian soạn sách, giữa thế kỷ XIX) nước sông từ địa phận trại Yên Lãng (láng Láng) huyện Vĩnh Thuận, chảy xuống cầu đá qua địa phận các huyện Thọ Xương (gồm hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng ngày nay), Thanh Trì, Thượng Phúc (nay là Thường Tín), Phú Xuyên quanh co hơn 80 dặm rồi hợp với sông Nhuệ”.
Bản đồ Hà Nội năm 1873 thể hiện sông Kim Ngưu như sau: từ Láng chảy về phía đông men theo bức tường thành đất vòng giữa (đường La Thành) tới chỗ nay là ngã tư Giảng Võ – Láng Hạ thì nhận ngồi Hào Nam từ phía bắc chảy vào, qua ô Chợ Dừa (còn gọi là ô Cầu Dừa) thì rẽ một chút về phía nam, nhập vào hồ Xã Đàn chia một nhánh chảy xuống (tức nay gọi là sông Lừ) còn dòng chính lại tiếp tục chảy men theo tường thành đất qua cổng đền Kim Liên ra ô Đồng Lầm tức men theo đê La Thành rồi ô Cầu Dền (phố Đại Cồ Việt), đi tiếp tới ô Đống Mác (phố Trần Khát Chân) rồi vòng theo đê sông Hồng thành hình vòng cung xuống Vĩnh Tuy. Đấy mới là sông Kim Ngưu “cổ truyền” vốn là một chi lưu của sông Tô Lịch. Đoạn vòng xuống Vĩnh Tuy còn có tên riêng là sông Gạo nay vẫn còn vết tích.
Còn đoạn sông thẳng tắp nay gọi là sông Kim Ngưu – từ ô Đống Mác đến đề Lừ - chỉ là một con ngòi nhỏ là nơi mà dan làng Lạc Trung thả rau muống và mới đào thẳng vào năm 1961 – 1962.
Phố Lạc Trung dài 870m, rộng 10,5m. Từ phố Kim Ngưu (bờ đông) đến dốc Minh Khai (đường từ đê sông Hồng xuống Vĩnh Tuy - Minh Khai).
Phố Lạc Trung dài 870m, rộng 10,5m.
Từ phố Kim Ngưu (bờ đông) đến dốc Minh Khai (đường từ đê sông Hồng xuống Vĩnh Tuy – Minh Khai).
Lạc Trung là tên làng do sáp nhập hai thôn Trung Chí (hoặc Hương Thể) và Yên Lạc, thuộc tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.
Năm 1886, Lạc Trung là một thôn thuộc tổng Thanh Nhàn, huyện Thọ Xương tức là đất Trung Chí trước đó. Trước năm 1942, thôn Lạc Trung thuộc tổng Thanh Nhàn, huyện Hoàn Long. Từ sau năm 1955 là xã Lạc Trung, quận VII – Hà Nội. Từ năm 1961, thuộc khu phố Hai Bà Trưng. Nay là phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng.
Phố mới mở chạy trên đất làng Lạc Trung cổ nay thuộc phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng.
Chùa Hộ Quốc hiện ở phố Lạc Trung, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc năm 1990.