Logistic Là Ngành Học Gì

Logistic Là Ngành Học Gì

1.1 Ngành logistic theo quy định của pháp luật Việt Nam

1.1 Ngành logistic theo quy định của pháp luật Việt Nam

Điều kiện kinh doanh logistic như thế nào?

Xoay quanh chủ đề logistic là gì, điều kiện kinh doanh logistic cũng là một trong những nội dung được khá nhiều người quan tâm.

, để hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic, doanh nghiệp phải đăng ký thành lập doanh nghiệp với mã ngành nghề:

Cụ thể, Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện chung khi kinh doanh dịch vụ logistic như sau:

- Thương nhân kinh doanh các dịch vụ thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

Dịch vụ vận tải hàng hải: Đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển theo Nghị định 160/2016/NĐ-CP

- Thương nhân tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, bên cạnh việc đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:

Ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện trên, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

-Trường hợp vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):

Được thành lập các công ty vận hành đội tàu có treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%.

Tổng số thuyền viên người nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam thuộc sở hữu của các công ty này không vượt quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng/thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

Công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc nhóm các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp/góp vốn/mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 50%.

Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc nhóm các dịch vụ hỗ trợ phương thức vận tải, trừ dịch vụ tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp/góp vốn/mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc nhóm các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp/góp vốn/mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm: Kiểm tra vận đơn, môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ, được thành lập doanh nghiệp/góp vốn/mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó có phần vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa/đường sắt, được thành lập doanh nghiệp/góp vốn/mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%.

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh/thành lập doanh nghiệp/góp vốn/mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51%. Đồng thời, 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

Đối với dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau 03 năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau 05 năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân thì được phép kinh doanh các dịch vụ đó.

Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định, cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải.

Việc thực hiện dịch vụ phân tích, kiểm định kỹ thuật bị hạn chế tại các khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh logistics, nhà đầu tư được phép lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư tại một trong các điều ước đó.

4. Hệ thống các văn bản hiện hành quy định về dịch vụ logictics

Sau đây là bảng tổng hợp các văn bản quy định về dịch vụ logistic tại Việt Nam:

Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức

Nghị định 144/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định về vận tải đa phương thức

Nghị định 160/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển

Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030

Dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa

Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004

Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Thông tư 66/2014/TT-BGTVT ngày 12/11/2014 quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới

Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006

Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung

Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung

Luật sửa đổi Luật Hàng không dân dụng 2014

Thông tư 21/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 81/2014/ TT-BGTVT, Thông tư 14/2015/ TT-BGTVT và Thông tư 33/2016/ TT-BGTVT

Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt

Thông tư 09/2018/TT-BGTVT về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia

Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

Quyết định 1093/QĐ-BCT ngày 03/02/2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến 2025, tầm nhìn đến 2035

Quyết định 2072/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến 2020, định hướng đến 2030

Ngành Logistic học trường nào?

Ngành Logistic được dự đoán sẽ là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới. Vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa được nhà nước đặc biệt quan tâm dẫn đến hiện nay có không ít trường học trên toàn quốc đào tạo và giảng dạy chuyên ngành này.

Vậy ngành Logistic học trường nào? Hiện nay, Logistic được giảng dạy tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng chuyên về ngành Kinh tế như:

Đặc biệt, trường Đại học Ngoại thương là một trong số những trường dẫn đầu trong việc đào tạo Logistic chuyên sâu với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao được nhiều sinh viên lựa chọn và giới chuyên môn đánh giá cao. Để biết chắc chắn trường mình quan tâm có đào tạo khối ngành liên quan đến Logistic hay không bạn có thể cập nhật vào website chính thức của trường và tìm hiểu những thông tin về ngành học, chương trình học chi tiết nhất.

Dịch vụ Logistic là quá trình từ việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hay kiểm soát hàng hóa sao cho hàng hóa đến nơi tiêu thụ an toàn cho người tiêu dùng. Ngành Logistic rất rộng do chúng bao hàm nhiều công đoạn khác nhau như vận tải, xếp dỡ, kho bãi, thuế phí hải quan, đóng gói bao bì… Vì vậy, đây cũng là ngành tiềm năng với cơ hội việc làm luôn rộng mở thích hợp với những người trẻ năng động.

Có không ít sinh viên khi chọn ngành thường băn khoăn học Logistic ra làm gì. Thực chất có rất nhiều công việc bạn có thể làm với tấm bằng chuyên môn của ngành này. Bạn có thể công tác tại những doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa. Những phòng ban phù hợp với chuyên môn của bạn phải kể đến như: Phòng kế hoạch vận tải, Phòng khai thác, marketing, kinh doanh quốc tế, cung ứng vật tư, kế toán vận tải, kho vận…

Hiện nay, theo thống kê trên địa bàn cả nước có đến hơn 1500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistic và đang ngày càng mở rộng quy mô dẫn đến nguồn nhân lực của ngành này bị thiếu hụt trầm trọng. Vì vậy, có rất nhiều cơ hội cho sinh viên sở hữu việc làm như ý trong ngành này ngay sau khi ra trường.

Vì khối ngành Logistic tương đối rộng nên việc chọn công việc phù hợp với khả năng của bản thân không hề dễ. Để giúp bạn đọc dễ nhận định hơn, Logistic có thể chia làm ba mảng chính là kho bãi, giao nhận và dịch vụ vận chuyển. Ngoài ra, Logistic còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác, cụ thể như sau:

+ Dịch vụ bốc xếp, tháo dỡ hàng hóa lên container, tàu xe…

+ Dịch vụ lưu trữ hàng hóa và cho thuê kho chứa hàng hóa

+ Những dịch vụ bổ trợ khác như: lưu kho, quản lý thông tin vận chuyển, tiếp nhận hàng hóa, xử lý vấn đề phát sinh hàng hóa, cho thuê mua container…

Những dịch vụ Logistic liên quan mật thiết đến vận tải hàng hóa bao gồm:

+ Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng hải

+ Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không

+ Dịch vụ vận tải hàng hóa thủy nội địa

+ Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ

+ Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt

Ngoài ra, ngành Logistic còn có thể làm việc ở những nhóm ngành liên quan khác như:

+ Dịch vụ thương mại bán lẻ, thu gom, tập hợp hàng hóa, phân phối giao hàng

+ Dịch vụ kiểm tra, phân tích kỹ thuật

Trên đây là những chia sẻ về ngành Logistic hiện nay. Hy vọng bài viết này của Quốc Tế Trường Phát đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi ngành Logistic học trường nào, học Logistic ra làm gì và cân nhắc chọn ngành nghề, công việc phù hợp cho bản thân.