Lấy Chồng Đẻ Con

Lấy Chồng Đẻ Con

Buổi sáng, tại Phòng khám kết hôn, Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP HCM đông nghịt người. Một ông Đài Loan liệt hai chân ngồi trên xe đẩy, tóc húi cua, mặt phấn chấn. Cùng đi là cô gái gương mặt khá xinh có vẻ ngượng ngùng. Họ dìu nhau bước ra khỏi phòng khám.

Buổi sáng, tại Phòng khám kết hôn, Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP HCM đông nghịt người. Một ông Đài Loan liệt hai chân ngồi trên xe đẩy, tóc húi cua, mặt phấn chấn. Cùng đi là cô gái gương mặt khá xinh có vẻ ngượng ngùng. Họ dìu nhau bước ra khỏi phòng khám.

Quỳnh Anh của năm trước còn thảnh thơi cùng chồng tận hưởng cuộc sống tự do. Quỳnh Anh hiện nay có cuộc sống bận rộn hơn nhưng cũng nhiều tiếng cười và ý nghĩa hơn. Cô đã trở thành một người mẹ.

Nhắc đến “Quỳnh Anh ở Thụy Sĩ”, nhiều người sẽ nhớ đến giọng nói ấm áp lồng ghép vào từng cảnh sắc thiên nhiên đẹp mê hồn ở Thụy Sĩ trong các video trên mạng xã hội của cô. Còn nhớ 3 năm trước, nữ giám đốc này đã từ bỏ công việc với mức thu nhập “khủng” để theo chồng Tây bắt đầu một cuộc sống mới. Hiện gia đình nhỏ của cô vừa đón thêm một thành viên - em bé Aurel đáng yêu 2 tháng tuổi.

Mang thai và sinh con ở Thụy Sĩ - đất nước “đáng sống nhất thế giới”, Quỳnh Anh đã có những chia sẻ về trải nghiệm khó quên của mình trong lần đầu làm mẹ.

Quỳnh Anh lúc mang bầu và khi cắt tóc gọn gàng chuẩn bị sẵn sàng chờ đến ngày sinh con.

Lo lắng, bỡ ngỡ rồi bất ngờ vì suốt thai kỳ được chăm chút quá kỹ lưỡng

Quỳnh Anh cho biết, ở Thụy Sĩ việc sinh con là một việc rất, rất quan trọng. Những cặp vợ chồng chuẩn bị rất kĩ càng và được sự hỗ trợ từ nhà nước. Từ khi có ý định có con, bạn có thể đăng ký các khóa học để tìm hiểu quá trình sinh nở và chăm sóc con cái. Bạn luôn được hỗ trợ về kinh tế và kiến thức để nuôi dạy con tốt nhất. Từ khi mang bầu và sinh em bé, Quỳnh Anh được chăm sóc dưới sự ân cần của các bác sĩ, y tá hay hộ sinh. Các chi phí cũng được chi trả bằng bảo hiểm sức khỏe bắt buộc từ trước.

Thời điểm mới cấn bầu, tâm trạng Quỳnh Anh khá lo lắng vì ở nơi đất khách quê người, tính tình lại cẩu thả, lộn xộn, sợ không biết chăm sóc con, làm sao để thành mẹ tốt. Mẹ chồng Quỳnh Anh trấn an con dâu yên tâm, rằng sẽ có rất nhiều người hướng dẫn trong giai đoạn này nên không cần lo lắng nhiều, cứ ăn ngon ngủ kĩ là được.

Mẹ chồng Quỳnh Anh và cháu nội.

Quả thật, từ tháng thứ 2 của thai kỳ, Quỳnh Anh đã có một bác sĩ theo dõi định kỳ, những lần xét nghiệm và thăm khám đều rất ân cần, tử tế. Điều cô nhận thấy là các bác sĩ và y tá ở đây rất quan tâm đến tâm trạng và cảm xúc của bệnh nhân. Họ giải thích rất cẩn thận, kiểm tra từng chút một và dặn dò kỹ lưỡng.

Đến những tháng cuối thai kỳ, Quỳnh Anh được học các khóa học về kiến thức sinh nở, cách cha mẹ chăm sóc con cái. Sau đó, Quỳnh Anh đến bệnh viện để tư vấn trước quá trình sinh nở diễn ra như thế nào, cơn co thắt ra sao để không bị bỡ ngỡ.

Sau sinh, Quỳnh Anh ở phòng gia đình, có chồng ở chung và được 2 y tá luân phiên theo dõi.

“Đi đẻ như đi chơi, toàn ăn là ăn”

Việc sinh con ở Thụy Sĩ thường sẽ lên kế hoạch rất rõ ràng, nên việc bạn biết gọi cho ai, cần làm gì trong những thời điểm quan trọng đã được lưu ý trước. Quỳnh Anh cho biết, em bé của mình chào đời trước 20 ngày, nhưng hai vợ chồng đều bình tĩnh nghe hướng dẫn từ bệnh viện. Cả hai vừa ăn vừa chơi vừa… chờ đẻ chứ không vất vả. Hành lý mang theo khi đi sinh chỉ là ít đồ cá nhân, còn lại sẽ được phía bệnh viện cung cấp đầy đủ.

“Ngày 3 tháng 8, sau khi ngủ 11h mới dậy, thấy nước ối ra nhiều, chồng mình gọi điện cho bác sĩ để nghe hướng dẫn. Sau khi biết không có hiện tượng co thắt, bác sĩ khuyên mình đi tắm và vệ sinh cơ thể, chuẩn bị đầy đủ đồ cá nhân. Sau đó, hai vợ chồng vào viện. Đến tầm 2h chiều, các cơn co thắt bắt đầu đến, từ từ rồi dồn dập. Mình được chuyển vào phòng sinh và ở đó hơn 20 tiếng vì sinh khó”, Quỳnh Anh chia sẻ.

Sau sinh, đồ ăn sẽ được mang lên tận phòng sinh để mẹ bỉm ăn uống đầy đủ, lấy lại sức khỏe.

Được chăm sóc kỹ lưỡng khi mang thai và sinh nở nên ngoài lúc đau đẻ ra, điều mà Quỳnh Anh nhớ nhất chính là… toàn ăn và ăn. Sau khi sinh xong, đồ ăn sẽ được mang lên tận phòng sinh để mẹ bỉm ăn uống đầy đủ, lấy lại sức khỏe. Sau đó là quá trình nghỉ dưỡng được chăm sóc cực kì cẩn thận.

Bà mẹ trẻ kể: “Ai ở phòng gia đình thì có chồng ở chung và được 2 y tá luân phiên theo dõi. Đến giờ sẽ mang cơm nước cho mẹ, thay tã, bón sữa cho em bé. Tất cả những điều mình cần làm chỉ là nghỉ ngơi và cho con bú. Một trong những điều mà mình cảm thấy khá đặc biệt là tất cả nhân viên ở bệnh viện đều rất dịu dàng và tỉ mỉ. Họ quan tâm rất nhiều đến sức khỏe sau sinh và tâm trạng của mẹ bỉm”.

Sau khi sinh 2 ngày, sẽ có một số chuyên gia phục hồi đến hướng dẫn và tư vấn các bài tập cần thiết cho mẹ bỉm. Bên cạnh đó, họ còn lưu ý các vấn đề để phòng ngừa và khắc phục trầm cảm sau sinh.

Chưa hết, sau khi về nhà, Quỳnh Anh sẽ được một y tá chuyên biệt về trẻ sơ sinh đến tận nơi chăm sóc cho cả mẹ lẫn con, theo dõi tình hình sức khỏe, hướng dẫn cẩn thận từ cách cho em bé bú, tắm, rồi cách sinh hoạt, ăn uống phù hợp. Việc này giúp ích rất nhiều và làm cho hành trình lần đầu chăm sóc con nhỏ của Quỳnh Anh trở nên nhẹ nhàng hơn.

Sau khi sinh xong về nhà, sản phụ sẽ được một y tá chuyên biệt đến tận nơi hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc em bé.

Quỳnh Anh cho biết, các bác sĩ ở Thụy Sĩ khuyên mẹ sau sinh nên vệ sinh bằng nước ấm thật kĩ, không dùng xà phòng. Bên cạnh đó phải ăn uống thật tốt, ăn đa dạng nhiều món để phục hồi, khỏe mạnh, tốt cho cả mẹ và con.

Để em bé ngủ ngon hơn, hãy để bé ngủ trong nôi hoặc ấp trên người mẹ hoặc bố. Tuyệt đối không rung lắc hoặc vừa ôm vừa đi lại. Điều này sẽ tạo ra một thói quen xấu, làm việc ngủ của con khó hơn về sau. Khi bé khóc thì chỉ cần kiểm tra xem bé đói hoặc không thoải mái hay không.

Ngoài ra, nên phân công công việc rõ ràng giữa bố và mẹ. Nhiệm vụ chăm con là của hai vợ chồng, không phải riêng mẹ hay bà nội, bà ngoại. Bố mẹ đồng hành, cùng học cách chăm sóc con cái là vô cùng quan trọng.

Ở đây, nhiệm vụ chăm con là của hai vợ chồng, không phải riêng mẹ hay bà nội, bà ngoại.

Có một điều Quỳnh Anh ấn tượng đó chính là ở đây, khi người thân đến thăm, việc đầu tiên sau khi mở cửa bước vào là ôm lấy người mẹ và nói những lời yêu thương trước rồi mới đến em bé. Đây là một trong những việc làm thực sự tế nhị và tinh tế vì sau quá trình vượt cạn, tâm lý người mẹ cần được dỗ dành nhiều hơn.

Trải nghiệm sinh nở ở Thụy Sĩ, Quỳnh Anh cho rằng, so với phụ nữ ở đây thì phụ nữ Việt Nam chịu rất nhiều thiệt thòi:

“Thiệt thòi lớn nhất là chúng ta gần như mò mẫm trước rất nhiều chiều thông tin mà không biết đâu là đúng, đâu là sai, tự học, tự dạy mình cách làm mẹ. Bên cạnh đó là chịu nhiều áp lực, không được quan tâm chăm sóc đúng cách, không được lắng nghe, giúp đỡ và lựa chọn những điều mình mong muốn. Chúng ta luôn phải làm mẹ theo ý kiến của người khác, trở thành những bà mẹ tốt nhất, hoàn hảo nhất trong mắt những người xung quanh.

Mình hy vọng phụ nữ chúng ta sẽ yêu thương bản thân nhiều hơn nữa. Lắng nghe bản thân nhiều hơn nữa để biết điều gì làm chúng ta hạnh phúc. Gia đình và đứa trẻ cần một người mẹ khỏe mạnh và tràn đầy tình yêu”.

Cuộc sống của bà mẹ bỉm sữa Việt ở Thụy Sĩ khá đơn giản nhưng bình yên.

Hiện tại Quỳnh Anh đang điều hành công ty của mình, kinh doanh các sản phẩm nội địa Thụy Sĩ và châu Âu. Mỗi ngày, cô ở nhà làm việc với team của mình và trông con, hoặc đi chơi với chồng. Cuộc sống theo Quỳnh Anh khá đơn giản nhưng bình yên.