Cần Cù Sáng Tạo Trong Lao Động Là Gì Nêu Ý Nghĩa Quan Trọng

Cần Cù Sáng Tạo Trong Lao Động Là Gì Nêu Ý Nghĩa Quan Trọng

Sách Học Sinh Giáo Dục Công Dân 8 – Chân Trời Sáng Tạo

Sách Học Sinh Giáo Dục Công Dân 8 – Chân Trời Sáng Tạo

Quan hệ lao động là quan hệ vừa bình đẳng, vừa không bình đẳng

- Quan hệ lao động bình đẳng vì: Các bên tham gia mối quan hệ này hoàn toàn tự nguyện dựa trên cân nhắc về lợi ích. Do đó, nếu mỗi bên không hài lòng với mối quan hệ này có thể và có quyền chủ động từ chối hay cắt đứt quan hệ.

- Quan hệ lao động không bình đẳng vì: thuỳ theo vị thế và quyền lực thực tế của các bên trên thị trường lao động (quan hệ cung cầu) mà mỗi bên có thể có lợi thế hơn trong đàm phán thương lượng. Ở các nước đang phát triển, cung lao động lớn hơn cầu lao động, người lao động có trình độ thấp, luật pháp có nhiều lỗ hổng thì người lao động thường yếu thế hơn người sử dụng lao động.

Ở cấp quốc gia, Nhà nước là chủ thể đặc biệt và là chủ thể duy nhất có quyền áp đặt pháp luật quan hệ lao động nên Nhà nước không bao giờ bình đẳng thực sự với các chủ thể còn lại.

Đặc Điểm Của Quan Hệ Lao Động

Với khái niệm này thì có thể thấy, quan hệ lao động có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất, chủ thể của quan hệ lao động là người lao động và người sử dụng lao động

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động là người người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Thứ hai, trong quan hệ lao động, người lao động luôn phụ thuộc vào người sử dụng lao động

Về mặt pháp lý, người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý quá trình lao động của người lao động và người lao động phải tuân thủ. Bởi người sử dụng lao động là người có quyền sở hữu tài sản mà các yếu tố cấu thành nên quan hệ sản xuất luôn chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu.

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn bỏ tiền ra để mua sức lao động của người lao động, muốn cho việc sử dụng sức lao động đó đạt hiệu quả đòi hỏi người sử dụng lao động phải quản lý nó một cách khoa học và phù hợp.

Về mặt lợi ích kinh tế, giữa người sử dụng lao động và người lao động vừa có sự mâu thuẫn, vừa có sự thống nhất phụ thuộc lẫn nhau. Ở khía cạnh nhất định, người sử dụng lao động luôn muốn giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí trong đó có vấn đề tiền lương của người lao động để tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, tiền lương và thu nhập trong quan hệ lao động lại là nguồn sống chủ yếu của người lao động.

Như vậy có thể thấy, sự phụ thuộc của người lao động là đặc điểm quan trọng để phân biệt quan hệ lao động với các quan hệ tương đồng và là căn cứ để xác định đối tượng điều chỉnh của luật lao động.

- Thứ ba, quan hệ lao động chứa đồng bộ các yếu tố kinh tế và xã hội

Biểu hiện của đặc điểm này đó là quan hệ lao động không chỉ liên quan đến việc làm, giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm đời sống của người lao động, giảm thiểu các tình trạng tệ nạn xã hội…mà còn liên quan đến nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Nội dung bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS. Lê Ánh - người sáng lập Trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh đồng kiêm là giảng viên các khóa học hành chính nhân sự chuyên sâu tại Lê Ánh HR.

Quan hệ lao động trong xã hội phát triển ngày nay được xem là vấn quan trọng mà các nhà lãnh đạo luôn đặt lên hàng đầu trong tổ chức.

Trong bài viết dưới đây, Lê Ánh HR sẽ chia sẻ với các bạn những kiến thức hữu ích về quan hệ lao động cũng như ý nghĩa của quan hệ lao động trong tổ chức.

Khái niệm về quan hệ lao động thực sự được quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Từ đó đến nay, mặc dù có nhiều trường phái nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung chỉ tồn tại hai cách hiểu phổ biến tương ứng với hai hệ tư tưởng kinh tế là:

Quan hệ lao động là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Cách hiểu này này được được tiếp cận phổ biến trong những năm giữa thế kỷ XX và là một bộ phận cấu thành của hệ tư tưởng kế hoạch hoá tập trung, phổ biến ở các nước thuộc phe Xã hội Chủ nghĩa.

Hệ tư tưởng kinh tế này không thừa nhận sự tồn tại của quan hệ mua bán sức lao động, không có quan hệ chủ - thợ. Do đó, mọi người bình đẳng và làm việc vì lợi ích chung.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra định nghĩa về quan hệ lao động (Indutrial Relations) là:

"Những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc, cũng như các mối quan hệ giữa các đại diện của họ với nhà nước. Những mối quan hệ như thế xoay quanh các khía cạnh luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học và bao gồm cả những vấn đề như tuyển mộ, thuê mướn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỷ luật, thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, vệ sinh, giải trí, chỗ ở, giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép, các vấn đề phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật".

Theo quy định mới nhất, tại Khoản 5 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

"Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể."

Như vậy có thể hiểu quan hệ lao động là một trong các bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất, thuộc nhóm các quan hệ tổ chức, quản lí và phụ thuộc vào quan hệ sở hữu.

Trong mối quan hệ này, một bên tham gia với tư cách là người lao động, có nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo yêu cầu của bên kia và có quyền nhận thù lao từ công việc đó; bên thứ hai là người sử dụng lao động, có quyền sử dụng sức lao động của người lao động và có nghĩa vụ trả thù lao về việc sử dụng lao động đó.

Nội dung quan hệ lao động còn bao gồm các vấn đề về thời gian lao động, sự chi phối của các bên đến điều kiện lao động và trình tự tiến hành công việc, phân phổi sản phẩm… Yếu tố cơ bản nhất của quan hệ lao động là vấn đề sử dụng lao động nên cũng có thể gọi đó là quan hệ sử dụng lao động.

Hình Thức Biểu Hiện Của Quan Hệ Lao Động

Hình thức biểu hiện của quan hệ lao động giúp người nghiên cứu có thể quan sát để phân tích mức độ hài hòa, ổn định của quan hệ lao động.

Thông thường, khi quan sát một hệ thống quan hệ lao động người ta sẽ quan sát các biểu hiện như sau:

Quan sát biểu hiện của các xung đột này có thể giúp đánh giá được tình trạng quan hệ lao động của doanh nghiệp. Xung đột có thể biểu hiện và phát triển đến các cấp độ xử lý khác nhau như: Mâu thuẫn, khiếu nại, tranh chấp, hoà giải, trọng tài, xét xử, đình công, đình xưởng (bế xưởng).

Quan hệ lao động xoay quanh các vấn đề cùng quan tâm, tuỳ theo cách tiếp cận mà các vấn đề đó mang nội dung khác nhau:

- Tiếp cận theo lĩnh vực: Quan hệ lao động xoay quanh các nội dung: tuyển dụng, đào tạo, tiền lương, thời gian làm việc, kỷ luật lao động…

- Phân loại theo chuẩn mực pháp lý: Quan hệ lao động xoay quanh những vấn đề về quyền và lợi ích:

Tham khảo »»» Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu