Từ ngày 1/7, lương của đại tướng cao nhất hơn 24,3 triệu đồng, chưa tính phụ cấp, thấp nhất là công nhân quốc phòng 6,3 triệu đồng.
Từ ngày 1/7, lương của đại tướng cao nhất hơn 24,3 triệu đồng, chưa tính phụ cấp, thấp nhất là công nhân quốc phòng 6,3 triệu đồng.
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ xây dựng 03 bảng lương mới theo vị trí việc làm thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng đối với quân đội gồm:
- 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
- 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Ngoài ra, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu ra về việc xây dựng, thiết kế 03 bảng lương quân đội dựa trên các yếu tố như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
*Lưu ý: Về bảng lương cụ thể chi tiết thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa dự thảo, văn bản chính thức quy định mức lương cụ thể bảng lương mới áp dụng đối với quân đội khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024.
Bảng lương sĩ quan Quân đội theo cấp bậc quân hàm được thực hiện theo Mục 1 Bảng 6 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Mức lương cơ sở hiện hành là 1,8 triệu đồng/tháng.
Từ ngày 1-7-2024 tới, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Hiện mức lương của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được tính theo công thức: Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng.
Như vậy, mức lương của sĩ quan Quân đội từ ngày 1-7-2024 sẽ tăng so với quy định cũ, cụ thể như sau:
* Đáng chú ý, Chính phủ đề xuất thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1-7-2024; chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay. Trong thời gian chưa đủ điều kiện thực hiện 9 loại phụ cấp mới, tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành.
Như vậy, bên cạnh mức lương hưởng hằng tháng, sĩ quan Quân đội nhân dân cũng được hưởng phụ cấp thâm niên (tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ) cộng với phụ cấp công vụ và phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.
Chiều 20-6, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo cung cấp thông tin định kỳ về kết quả thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian qua và một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì cuộc họp và thông tin về chính sách cải cách tiền lương.
Căn cứ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BQP, bảng lương quân đội (chưa bao gồm phụ cấp) gồm có như sau:
(1) Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu:
Xem thêm: Toàn bộ bảng lương cán bộ, công chức từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương tăng 7%/năm đúng không?
(2) Bảng nâng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu:
(3) Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật cơ yếu:
Lương quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật cơ yếu sơ cấp:
Lương quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật cơ yếu trung cấp:
Lương quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật cơ yếu cao cấp:
(4) Bảng lương công nhân quốc phòng:
Từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương:
Tại Nghị quyết 104/2023/QH15 đề cập sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018.
Theo đó, theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Do đó, từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương quân đội sẽ không còn tính lương theo hệ số lương mà thay vào đó sẽ được xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Hệ số lương quân đội 2024? Bảng lương mới quân đội từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương ra sao? (Hình từ internet)
Căn cứ theo tinh thần tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương như sau:
Theo đó, căn cứ theo nội dung nêu trên thì sau khi thực hiện cải cách tiền lương quân đội, công an sẽ được hưởng các loại phụ cấp sau đây:
- Phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động và phụ cấp đặc thù, phụ cấp thâm niên nghề cho quân đội, công an.
- Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7 điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức lương thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng, thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng; có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.
Về trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng tăng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp.
Với trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).
Theo đại diện Bộ Nội vụ, trong giai đoạn vừa qua, mặc dù nguồn lực còn khó khăn, nhưng Chính phủ đã tiết kiệm triệt để để có tiền tăng lương và thực hiện các chính sách trợ cấp gắn với mức lương cơ sở.
Trước đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có tờ trình về mức tăng lương hưu, trợ cấp xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để bảo đảm đời sống cho người nghỉ hưu, từ năm 1995 đến hết năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành 23 lần điều chỉnh lương hưu. Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương của người nghỉ hưu hiện nay đã tăng từ 21 đến 26 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 1995.
Mức hưởng lương hưu không phải cố định tại thời điểm nghỉ hưu, mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước, và Quỹ Bảo hiểm xã hội để đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu.
Việc Chính phủ thường xuyên ban hành quy định điều chỉnh mức hưởng lương hưu đã và đang góp phần quan trọng nhằm ổn định cuộc sống cho người nghỉ hưu, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với người lao động khi hết tuổi lao động.
Ngoài lương hưu hằng tháng, người hưởng còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt thời gian nghỉ hưu để được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả với mức hưởng là 95%.